Phương Pháp Học Tập Thông Minh - Mang Lại Hiệu Quả Cao

Một trong những lời khuyên mà chung ta hay nhận được từ các lời khuyên từ các thầy cô giáo là “về nhà đọc đi đọc lại sách giáo khoa nhiều lần sẽ hiểu” nhưng mình tin đa số các bạn đều nhận ra rằng cách này không hiệu quả mà còn gây ra rất nhiều phiền phức trong quá trình học tập. Bài viết này mình sẽ gửi đến các bạn các phương pháp học tập hiệu quả.

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP VIỆC HỌC TẬP CỦA BẠN TRỞ NÊN HIỆU QUẢ.

Phương pháp xác định mục tiêu

Tại sao chúng ta lại xác định mục tiêu?

Vì mục tiêu sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta tiến đến con đường của thành công. Mục tiêu mạng lại các tác dụng như sau:

  • Mục tiêu sẽ là kim chỉ nang dẫn đường và quyết định đến hành động của chúng ta.
  • Mục tiêu sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta bước tiếp trên con đường gian nan phía trước.
  • Mục tiêu giúp bạn giải phóng các tiềm năng vốn có trong mỗi chúng ta.

Khi không có mục tiêu đủ lớn, đủ hấp dẫn. Đó là là những mục tiêu mà chúng vượt khỏi khả năng hiện tại của chúng ta mà tương lai bạn thực sự muốn đạt được. Thường khi không có mục tiêu chúng ta sẽ có khuynh hướng giải quyết tất cả các vấn đề mà hiện tại đang gặp phải, cho đến khi bạn nhận ra rằng bạn vẫn đứng yên ở đó, bạn vẫn chưa đạt được thứ gì cả.

Vậy ta phải xác định mục tiêu như thế nào?

Ta cần phải xác định những mục tiêu lớn, hấp dẫn mà bạn thực sự muốn thực hiện nó. Điều quan trọng nhất là khi bạn hoàn thành được các mục tiêu đó bạn cảm thấy hạnh phúc, phấn khởi. Chính những cảm giác vui sướng đặc biệt này nó sẽ là động lực, năng lượng, điểm tựa cho chúng ta bước tiếp trên còn đường học tập. “Tạo ra quyết tâm động lực để hành động kiên trì”.

Các bước để xác định mục tiêu:

  1. Viết ra toàn bộ các kế hoạch các dự định cho tương lai (Ngắn hạn).
  2. Chọn lựa các mục tiêu mà bạn cảm thấy cần nhất.
  3. Lập kế hoạch theo các mục tiêu với mức độ quan trọng từ trên xuống.
  4. Đặt ra các phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu.                

xác định mục tiêu

Phương pháp học nhóm

Học nhóm là gì?

Học nhóm, nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay nhau dạy cho các bạn, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ môn nào đó để học mà chỉ có ta với nhữg người bạn tụ tập lại với nhau cùng nhau giải quyết các vấn đề còn thắc mắc khi học ở trên lớp.

Kỹ năng học tập nhóm.

Học nhóm là hình thức nâng cao năng lực của từng thành viên thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức cung nhau, giúp cho các thành viên có được sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt.

Những ưu điểm của việc học nhóm

  • Góp phần thúc đẩy xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự tích cực trong học tập, Khi làm việc nhóm sẽ sinh ra nhiều mâu thuẫn đòi hỏi mỗi cá nhân phải suy nghĩ và đưa ra phương án giải quyết.
  • Tăng khả năng hòa nhập với tập thể, nâng cao tinh thần học hỏi, biết lắng nghe và phản hồi các ý kiến cá nhân của những người xung quanh.
  • Tập hợp được nhưng ý kiến của từng cá nhân, mỗi người sẽ có một phương pháp một cách làm khác nhau, mỗi người bổ sung một ý giúp giúp sản phẩm, bài tập hay hướng làm chúng ta trở nên phong phú, sáng tạo.
  • Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước đám đông, kỹ năng giao tiếp kỹ năng tự giác, Khi mà bạn trình bài một kiến thức trước đám đông mà người khác hiểu được thì chắc chắn rằng bạn phải hiểu rõ về nó.
  • Phương pháp này vừa giúp chúng ta học hành tiến bộ, còn đào tạo cho chúng ta các kỹ năng bổ ích cho tương lai.

phương pháp học tập nhóm

Phương pháp sử dụng và ghi nhớ “Sơ đồ tư duy”

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một phương thức sử dụng hình ảnh và các nhánh để thể hiện diễn đạt một vấn đề, giúp não bộ con người có thể ghi nhớ một cách nhanh chóng qua các ý được phân cấp và có mối liên hệ với nhau.

Phương pháp này khai thác được khả năng ghi nhớ và sự liên hệ giữa các thuộc tính dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc và các nhánh.  Các vấn đề sẽ được phân tích nhỏ và phát triển rộng ra từ phía trung tâm.

Khi sử dụng sơ đồ tư duy chúng ta có thể biến các từ ngữ hay các bài văn từ những cầu từ đơn điệu trở nên sinh động, liên kết kích thích não bộ giúp dễ dàng hiểu, nhớ được chúng.

sô đồ tư duy

Phương pháp Testing effect (Hiệu ứng kiểm tra)

Hiệu ứng kiểm tra là phương pháp đưa ra các bài kiểm tra sau một khoảng thời gian học tập, Sau một số nghiên cứu người ta nhận ra rằng việc kiểm tra thường xuyên các kiến thức đã học sẽ giúp bạn hồi phục các dữ liệu từ trí nhớ.

Học sinh thường cần xem lại các tài liệu đã học trước khi đi thi, thật là khó khăn để nhớ hết tất cả các kiến thức. Một chiến lược ôn tập hiệu quả tiềm năng là chủ động truy xuất tài liệu đã học từ bộ nhớ, có thể được thúc đẩy bằng cách kiểm tra kiến thức về nội dung đã học. Người ta phát hiện rằng kiểm tra vượt trội hơn so với việc hơn việc học đi học lại tài liệu hằng ngày, việc vừa đọc lại kiến thức vừa truy xuất lại kiến thức từ não bộ để kiểm tra rằng nó đúng hay sai sẽ kích thích não bộ nhớ một cách nhanh hơn và tốt hơn.

Trong cuốn sách tâm lý học năm 1932 của CA Mace nói "Về vấn đề lặp đi lặp lại tuyệt đối, có một nguyên tắc khác có tầm quan trọng cao nhất: Lặp lại chủ động hiệu quả hơn rất nhiều so với lặp lại thụ động ... có hai cách để giới thiệu những lần lặp lại tiếp theo. Chúng tôi có thể đọc lại danh sách này: đây là sự lặp lại thụ động. Chúng tôi có thể nhớ lại nó trong tâm trí mà không cần tham khảo văn bản trước khi bắt đầu quên: đây là sự lặp lại chủ động. Người ta nhận thấy rằng khi hành vi đọc và hành động nhớ lại xen kẽ, tức là, khi mọi bài đọc được theo sau bởi một nỗ lực nhớ lại các mục, hiệu quả của việc học và lưu giữ sẽ được nâng cao rất nhiều. Nói cách khác, hiệu quả kiểm tra cho thấy rằng khi kiểm tra, người xem tích cực thử thách trí nhớ của họ để nhớ lại hơn là khi đọc lại hoặc nghiên cứu lại tài liệu.

CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ HỌC TẬP THẬT HIỆU QUẢ

Phương pháp khoa học trong học tập

Nếu học tập mà không mang tính khoa học thì không mang lại hiệu quả, kiến thức thu được không vững và còn nhiều lổ hổng, việc sữ dụng các kiến thức bị hổng vào thực tế là điều gần như không thể. Để có thể học tập hiệu quả phải có phương pháp học cụ thể từ cá khâu như: Nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm vào việc học.

Nghe giảng: Nếu chú tâm nghe giảng, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.

  • Hiện nay, trong một ngày bình thường việc truyền đạt và tiếp thu thông tin chiếm hai phần ba thời gian của con người, trong đó việc viết chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% và nghe là 45%. Nghe là một loại hình trao đổi thông tin phổ biến nhất hiện nay nhưng nhiều bạn vẫn còn không biết sử dụng nó một cách khoa học.
  • Khi đi học, các thầy cô đang giảng bài người nghe lại căm cuội ghi chép mà không hiểu các thầy, cô đang nói gì, hoặc suy nghĩ mông lung về bài giảng, hoắc nghĩ đến việc khác. Khiến việc học của bạn không hiệu quả

Ghi chép: Không ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà không cần ghi chép.

  • Khi chúng ta yêu cầu tay ta thực hiện một hành động thì não bộ của chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về chúng. Việc học cũng vậy, khi ta ghi chép một thứ trực tiếp ra giấy thì não bộ của chúng ta phải tưởng tượng về hình ảnh, chữ viết việc này giống như việc bạn đang cố học thuộc bài vậy, có ghi chép thì việc học thuộc càng trở nên nhanh chóng.
  • Củng có bạn thichs ghi chép, nhưng họ ghi chép không đúng cách. Họ ghi lia lịa những gì họ thấy, ghi ngoằn ngoặc ra tờ giấy ngay chính bản thân họ sau này cũng không nhận ra bản thân viết gì. Việc ghi như vậy chỉ kiến bản thân thêm mệt mà không mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Làm bài, thực tập: Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tập.

  • Người ta có câu “Học phải đi đôi với hành”, Có thực hành mới biết được thực tế nó như thế nào, có thực hành mới nắm chắc được kiến thức mình học. Giống với việc bạn chỉ nói nhưng không thực hiện một cái gì cả.
  • Thực hành giúp chúng ta nắm vững được cá kiến thức học trên lớp, kiểm tra được cá kiến thức trên lớp rằng nó đúng hay sai.

Tự học: "Khả năng quý giá giúp con người thành công trong mọi việc".

  • Khả năng tự học sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trên con đường đầy khó khăn phía trước.
  • Ta không thể tự nhủ rằng chỉ cần học hết tất cả các công thức thầy cô cho là đủ, Mà chúng ta phải tự tìm hiểu sâu hơn về các kiến thức đã học. Tìm hiểu cách phương pháp giải quyết bài toán khác, … khi bạn học tập phải vận dụng cả ba khả năng nghe, xem, ghi. Hình ảnh từ khả năng ghi, từ ngữ, kiến thức từ khả năng nghe, phân tích từ khả năng thực hành sẽ giúp bạn cảm thấy việc học tập trở nên dễ dàng.

phương pháp học tập hiệu quả

Một số vấn đề thường xảy ra trong học tập

Cảm thấy bị chán nản

Khi bạn cảm thấy bị chán nản hãy đọc và suy ngẫm về các điều sau đây:

Giáo dục là một đặc ân: Điều này có thể sẽ khiến bạn khó chịu, nhưng không phải ai trên thế giới này cũng được hưởng quyền được giáo dục. Trên thế giới có rất nhiều người không được đi học vì nghèo khổ, hoặc không thể học hành đến nơi đến chốn.

Chia nhỏ công việc ra thành nhiều phần: Việc chia nhỏ công việc ra thành nhiều phần giúp bạn đỡ cảm thấy chán nản hơn, bời một lượng công việc lớn sẽ sinh ra cho chúng ta nhiều câu hỏi như làm bao giờ mới xong? Hôm nay có làm hết việc này không? … như khi bạn chia nhỏ các vấn đề ra bạn sẽ hoàn thành từng phần một, bạn sẽ cảm thấy được niềm vui khi hoàn thành công việc.

Chia thời gian thành các khoảng: Khi bạn cảm thấy chán nản hay mệt mỏi hãy chỉ thời gian thành các khoảng đủ để bạn thư giãn xen lẫn giữa việc học việc làm này giúp bạn bớt cảm thấy chán nản.

Tạo động lực cho bản thân: Việc tạo động lực giống như việc bạn sẽ mua thứ bạn thích nhất “Nếu”:

  • “Nếu” hoàn thành được công việc này.
  • “Nếu” giải được bài tập này.
  • “Nếu” lập trình được ứng dụng này.

Nó chính là động lực để làm tiếp, quan trọng là chúng ta biết sử dụng từ “Nếu” như thế nào.

Xao nhãng trong học tập

Vấn đề này rất là phổ biến đối với các học sinh hiện nay, đặc biệt là các sinh viên.

Việc xao nhãng thường xảy ra với những nguyên nhân sau đây:

  • Do bạn bè: đôi khi chúng ta đang học hành rất là chăm chỉ nhưng chẳng may bạn của mình nói về một bộ phim rất là hay “Hottrend” hai người cùng bàn về bộ phim đó. Bạn đã bị dụ.
  • Do sự mất tập trung: Khi bạn đang học mà trong đầu của bạn có rất nhiều suy nghĩ “Mai nên đi chơi ở đâu?”, “Hôm nay ăn gì?”        thì bạn chẳng thể nào học tập hiệu quả được.

Cách khắc phục những nguyên nhân làm chán nãng việc học

  • Đừng cố gắng quá mức theo đuổi những điều vô nghĩa: Một khi có động lực cao bạn sẽ luôn muốn mình được điểm số tốt bằng mọi cách. Nhưng nếu chỉ tập trung vào điểm số đôi khi lại cản trở bạn tiếp nhận những ý kiến đánh giá và khiến bạn mệt mỏi vì không có điểm dừng để nhìn lại quá trình của mình. Chính vì vậy đừng quá tập trung vào điểm số mà hay trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và  lượng kiến thức dồi dào.
  • Đừng tự ti, hoài nghi bản thân: Cảm giác “tôi không đủ tốt” hay “tôi không thuộc về môi trường này” xảy ra rất nhiều với sinh viên. Thật ra, đây là hiện tượng tâm lý bình thường, vì tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ hãi, rào cản của riêng mình. Nhưng nó chỉ là một góc trong suy nghĩ của mỗi người nên bạn cần phải dùng những suy nghĩ tích  cực để đè nén lại những suy nghĩ tiêu cực đó. Hãy luôn suy nghĩ mình không phải là người tầm thường hãy tìm cách bước về phía trước. Dù bạn mệt mỏi thì sau màn đêm ngày mai trời vẫn sáng.
  • Hãy học cách quản lý thời gian: Lãng phí thời gian là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên luôn cảm thấy căng thẳng vì không có đủ thời gian để hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ được phân công. Khi bạn có thể quản lý được thời gian của mình thì sẽ không còn việc thiếu thời gian nữa chính vì vậy hãy lên kế hoạch cụ thể.
  • Nên nhớ bạn không chỉ có một mình: Hầu hết tất cả chúng ta đều trải qua những áp lực từ cuộc sống sinh viên. Áp lực có thể đến từ mọi khía cạnh và cấp độ như học phí, điểm số, hoàn cảnh gia đình hay các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Trong quá trình học tập hãy tìm cho mình một vài người bạn thân để có thể cùng nhau học tập, vui chơi điều này vừa giúp cho tâm trạng học tập của bạn tốt hơn ngoài ra còn bổ xung kỹ năng làm việc nhóm.

học tập hiệu quả nhanh chóng

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data
TOP